Văn hóa an toànTổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm: “Văn hoá an toàn tại nơi làm việc là văn hoá trong đó quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệsinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng. Chính phủ, người sử dụnglao động và người lao động đều tham gia tích cực vào việc đảm bảo môi trườnglàm việc an toàn và vệ sinh thông qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định. Trong đó, nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiênhàng đầu”.
Theo khái niệm trên Văn hóa an toàn có nghĩa là người lao động phải cómột môi trường làm việc an toàn và vệ sinh. Văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thựcthi quy trình, quy phạm an toàn lao động; sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động.
Lợi ích của văn hóa an toàn đem lại: Thực hiện tốt văn hóa an toàn tại doanh nghiệp thì tai nạn lao động sẽ bị đẩy lùi, làm giảm nỗi đau, thiệt hại cho các gia đình công nhân và xã hội.Khi kinh doanh không đảm bảo an toàn lao động, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp xâydựng được một nền văn hóa an toàn, kết quả thu được của doanh nghiệp sẽngoài sự mong đợi.Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hàihoà mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người laođộng), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng,xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là mục tiêu,vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp.
Xây dựng và duy trì văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xu hướng tất yếumang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người lao động vàcho cả đất nước. Đó là việc tạo ra không khí làm việc lành mạnh, phấnkhởi ở cơ sở; làm cho người sử dụng lao động và người lao động thấy rõhơn trách nhiệm của mình; chủ động tích cực thực hiện các quy định củapháp luật, các kế hoạch, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòngchống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động vànâng cao uy tín của doanh nghiệp. Văn hoá an toàn được coi là một bộ phận rất cơ bản, chính yếu của văn hoá doanh nghiệp sẽ góp phần củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Trong phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại, thì phát triển thể chế văn hoá an toàn trong doanh nghiệp (luật và các quy chuẩn, tiêu chuẩn,quy phạm vận hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, ông nghệ cao; các nguyên tắc phòng ngừa, vệ sinh lao động…), nhất là thực hiện tráchnhiệm của doanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ người lao độngtrong doanh nghiệp, là một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập. Ngược lại, khi doanh nghiệp không có văn hóa an toàn sẽ dẫn tới hậu quả tai nạn lao động tiếp tục gia tăng thậm chí còn gây tổn thất nặng nề cho doanhnghiệp cả về mặt nhân lực lẫn kinh doanh.
Để xây dựng bền vững văn hóa an toàn cần thay đổi nhận thức và thái độ của người lao động tạo nên nền tảng thay đổi về niềm tin và giá trị. Nhận thức: thay đổi nhận thức của người lao động về an toàn sẽ không thểthay đổi hành vi của họ. Nhưng nếu có sự nhất quán và xuyên suốt thì nócó thể tạo nên tiền đề thay đổi thái độ của con người lao động. Biện pháp để thay đổi nhận thức bao gồm: tuyên truyền, chức các cuộc họp an toànđịnh kỳ, nói về chủ đề an toàn tại mỗi cuộc họp,... Thái độ: thái độ về an toàn có thể thay đổi khi có sự nhất quán ở mọi cấp độ trong tổ chức phản ánh mức độ ưu tiên của công ty đối với an toàn. Tháiđộ có thể thay đổi khi: Công ty không xem nhẹ vấn đề an toàn ngay cả khi chịu sức ép của tiến độ hoàn thành công việc, lãnh đạo luôn lắng nghe những nỗi bận tâm và đề xuất, người lao động được ghi nhận hay khen thưởng khi có những đề xuất hay phát hiện về an toàn,...Niềm tin: niềm tin thay đổi thông qua hành vi khi có sự tham gia của người lao động. Khi người lao động đóng vai trò tích cực trong nỗ lực antoàn, họ là một phần của thành công. Nếu có sự tham gia của người laođộng, niềm tin của họ có thể được thay đổi, tạo ra nền tảng cho sự thay đổivề giá trị. Người lao động có thể trở thành thành viên tích cực bằng cách:là thành viên của hội đồng bảo hộ, thực hiện việc kiểm tra, trực tiếp giảngdạy, đánh giá và kiểm soát các mối nguy. Giá trị: thay đổi giá trị đòi hỏi sự cam kết bền vững để thu hút sự tham gia của người lao động và chia sẻ thành công. Mọi người phải thấy được sựcam kết qua một vài năm trước khi nó trở thành một phần giá trị của côngty và người lao động. Một công ty có thể có một chương trình an toàn tốtnếu như công ty đó có các điều kiện an toàn và sự tuân thủ tốt nhưng vẫnchưa thể có được một văn hóa an toàn tốt. Bởi vì để tạo ra một môi trườnglàm việc an toàn không thể thiếu được sự tham gia của người lao động. Văn hóa an toàn dựa trên nền tảng người lao động có thể giúp giảm nhiều rủi ro với chi phí thấp và hiệu quả cao.
Văn hóa an toàn và Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa an toàn lao động chính là một bộ phận không thể tách rời của Vănhóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố: pháp luật vàđạo đức. Yếu tố pháp luật của doanh nghiệp chính là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước, trong đó có những quy định cho quy trình, quy phạm về Bảo hộ lao động. Yếu tố đạo đức ở đây được hiểu là cái tâm của người chủ doanh nghiệp đối với người lao động, thể hiện ở việc thực thi nghiêm chỉnh những quytrình, quy phạm về Bảo hộ lao động; chăm lo đời sống, tình cảm của người lao động đối với doanh nghiệp.
Văn hóa an toàn không chỉ là một nét văn hóa mang đậm chất nhân văncủa doanh nghiệp mà nó còn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những thành tíchđáng kể trong kinh doanh. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng văn hóa an toàn phảiđược xây dựng trước hết bằng cái tâm của người quản lý và cái tâm đó được thểhiện bằng hành động: làm tất cả những gì có thể làm được vì sự an toàn cao nhất cho người lao động.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều hiểu được rằng Văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa doanh nhân và Văn hóa an toàn lao động, xây dựng thương hiệu tuy làcác khái niệm khác nhau, nhưng có sự liên quan hữu cơ với nhau trong một chỉnhthể - Văn hóa doanh nghiệp.