Tin tức

Huy động nhiều nguồn vốn xây dựng các công trình điện

Thứ hai, 23/1/2006 | 00:00 GMT+7
Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2006 vừa được tổ chức trong hai ngày 10-Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao công tác đầu tư xây đựng của ngành điện trong suốt những năm qua. Đáng chú ý 10 năm qua (1995-2005), thông qua cơ chế điều hành và bằng các biện pháp tổ chức quản lý hợp lý, EVN đã tập trung được các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện. Vì vậy đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về điện cho nền kinh tế và

phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt, tình hình cấp điện đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lãnh đạo EVN cũng như các đơn vị trong ngành đều rất trăn trở và tâm tư có chung một nhận xét: cái khó nhất vẫn là thu xếp vốn cho đầu tư phát triển trong bối cảnh tăng trưởng phụ tải ngày một cao.

Huy động và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tự có


Từ 1995 đến 2005, EVN đã đầu tư hơn 136.000 tỷ đồng phát triển các công trình nguồn và lưới điện. Riêng 5 năm gần đây, tổng vốn đầu tư của EVN đã lên đến 99.000 tỷ đồng. Với nhu cầu vốn đầu tư ngày càng lớn, đòi hỏi công tác huy động nguồn đầu tư cũng phức tạp hơn. Trong suốt 10 năm qua, ngoài nguồn khấu hao tài sản cố định nhà nước để lại cho đầu tư, Tổng Công ty đã tích cực tìm nguồn vốn vay của rất nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Không chỉ đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư vởitả nợ tiền vay; huy động và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tự có như khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển ... mà còn tận dụng tối đa các nguồn vốn ngân sách nhà nước, huy động các nguồn vốn vay thương mại trong nước và nước ngoài với chi phí vay ít nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi từ chỗ chỉ dùng vốn tự có và vốn vay ODA để đầu tư, đến nay EVN đã đa dạng hoá các nguồn vốn: trong đó, vốn huy động của EVN chiếm thị phần chủ yếu sau đó mới đến vốn vay trong nước và vốn vay nước ngoài. Nguồn vốn ngân sách chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đáng chú ý, EVN đã tiếp nhận dược nhiều nguồn vốn vay ODA đa phương, song phương, đáp ứng vốn cho các dự án đầu tư. Những nguồn vốn hỗ trợ phát triển này đã giúp Tổng Công ty xây dựng hàng loạt các dự án nguồn, lưới điện, các cơ sở đào tạo, điều hành hệ thống điện.... góp phần nâng cao năng lực sản xuất, truyền tải, phân phối, quản lý hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải cao trong thời gian qua.

Với khối lượng đầu tư hàng năm từ 1-2 tỷ USD, việc đảm bảo vốn và thanh toán kịp thời, đầy đủ khối lượng đầu tư xây dựng hoàn thành là vấn đề được Tổng Công ty hết sức quan tâm và là động lực quan trọng để đảm bảo tiến dộ dầu tư. Đến nay, Tổng Công ty đã quyết toán được 8.988 công trình với giá trị vốn đầu tư 60.618 tỷ đóng: trong đó, hầu hết các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2004 đã được quyết toán xong.

Với những cố gắng đó, đến năm 2005, điện sản xuất của Tổng Công ty đã tăng hơn 3.5 lần, điện thương phẩm từ 11,2 tỷ kWh (năm 1995) lên gần 45 tỷ (năm 2005). tăng hơn 4 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15.1%. Điện năng tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng từ 156kWh/người/năm (năm 1995) lên hơn 500 kWh/người/năm (năm 2005). Quy mô nguồn điện được mở rộng với công suất từ 4.500 MW lên đến 11.280 MW, tăng 2 lần: trong đó, nguồn điện của Tổng Công ty chiếm gần 90%. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện, cải tạo lưới điện phân phối các thành phố, thị xã, đưa điện về nông thôn cũng được phát triển nhanh chóng. Tổng chiều dài các đường dây truyền tải và phân phối điện tăng từ 71 ngàn km lên 142,68 ngàn km. Công suất các trạm biến áp tăng từ 18,4 ngàn MVA lên 59 ngàn MVA.

Đến nay, lưới điện quốc gia đã bao phủ toàn bộ 64 tỉnh, thành phố với 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ, 95,3% số xã và 89,7% số hộ nông dân có điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt, vượt 23% so với chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết đại hội IX, cao hơn nhiều so với một số nước trong khu vực.

Thách thức và giải pháp thu xếp vốn

ĐẾN thời điểm này, để đảm bảo đủ vốn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nguồn điện, Tổng Công ty đã hoàn tất nhiều hợp đồng vay vốn với các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, ông Đinh Quang Tri, phó Tổng Giám đốc EVN cho rằng, nhu cầu vốn cho đầu tư của Tổng Công ty liên tục tăng nhanh. Một loạt các dự án thuỷ điện được khởi công xây dựng đã dược các ngân hàng cam kết cho vay nhưng đến nay, việc triển khai các hợp đồng vay vốn diễn ra rất chậm chạp.

Một trong những hạn chế ảnh hưởng việc huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện trong những năm tới xuất phát từ chính nguồn nhân tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Tổng Công ty liên lục giảm, từ 12% (năm 1996) xuống còn 3% (năm 2005): bình quân cho giai đoạn 10 năm là 6,3%/năm. Tỷ suất này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVN chưa cao vì 100 đồng vốn kinh doanh trong 1 năm chỉ sinh lời được 6,3 đồng. Khi đem so sánh tỷ suất lợi nhuận này với lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn thực hiện thấp. Đây là áp lực đáng kể cho việc thu hút vốn đầu tư của EVN bởi khi tiến hành thẩm định cho vay vốn, các đối tác thường rất quan tâm đến khả năng sinh lời của đóng vốn mà họ sẽ cho EVN vay. Để có thể khuyến khích được nhà đầu tư, tỷ suất lợi nhuận phải đạt tối thiểu 12%/năm. Với một tỷ suất lợi nhuận thấp như vậy, các đối tác thường e dè và tỏ ra lo ngại. Bên cạnh đó, sự thiếu vốn đang là ''căn bệnh'' của nền kinh tế nói chung.

Không chỉ riêng vốn vay, vốn huy động từ nguồn bán cổ phần cũng bị bạn chế đáng kể. Theo ông Đinh Quang Tri, các ngành khác như dầu khí, hàng không, ngân hàng cũng đang thực hiện cổ phần hoá mạnh mẽ. Vì vậy, xét về lợi thế so sánh, các ngành trên có nhiều ưu thế mà EVN không có. Thêm vào đó, nhà đầu tư sẽ không chỉ đầu tư vào cổ phiếu ngành điện để đảm bảo được nguyên tắc đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Do vậy, cổ phiếu ngành điện cũng chỉ là một trong nhiều lựa chọn của nhà đầu tư. Đây là một trong những nguyên nhân Tổng Công ty chưa huy động được lượng vốn đáng kể từ cổ phần hoá như dự kiến. Trong khi đó, chính sách tài chính thay đổi theo hướng đẩy mạnh tính tự chủ, độc lập và tự chịu trách nhiệm của Tổng Công ty, giảm bớt sự bảo hộ của Chính phủ trong việc huy động vốn đã khiến Tổng Công ty phải chịu áp lực lớn trước đây khi phải tự mình đứng ra huy động vốn là chủ yếu.

Trước việc huy động vốn khó khăn. Tổng Công ty đã xây dựng các phương án nhằm duy trì tỷ lệ tự đầu tư hợp lý, đảm bảo sự lành mạnh về tài chính. Trước tiên, sẽ huy động tối đa nguồn vốn tự có trên cơ sở đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng để tăng khấu hao, thực biện tốt công tác cổ phần hoá và tăng lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh nhằm tự tích luỹ nguồn vốn là 7.593 triệu USD; đồng thời, sử dụng nguồn vốn 116 triệu USD từ ngân sách nhà nước cho di dân tái định cư các công trình thuỷ điện. Ông Tri cho biết cùng với việc triển khai các thủ tục để vay và giải ngân các nguồn vốn đã ký hợp đồng hoặc đã có cam kết, bao gồm vốn vay ODA, vốn tín dụng ưu đãi đã được Chính phủ phê duyệt, Tổng Công ty sẽ đẩy nhanh các thủ lục thu xếp các nguồn vốn đang đàm phán với các ngân hàng thương mại để vay vốn đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện theo hình thức công ty cổ phần. Đồng thời, dự kiến phát hành 930 triệu USD trái phiếu trong nước và 700 triệu USD trái phiếu quốc tế. Mặt khác, EVN cũng tổ chức đấu thầu thiết bị theo hình thức tín dụng người bán hoặc người mua và tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để vay vốn mua thiết bị nhập ngoại. Đặc biệt, EVN tiếp tục phân cấp mạnh về huy động vốn: trong đó có chính sách khuyến khích các đơn vị thành viên tự vay vốn đầu tư vào các công trình lưới phân phối ở các địa phương. Giải pháp này sẽ giúp Tổng Công ty giảm gánh nặng huy động vốn trong những năm tới.

home.evn.com.vn