Vì vậy, việc lựa chọn mô hình quản lý điện nông thôn làm sao hợp lý nhất, hiệu quả nhất chính là vấn đề đặt ra trong hội thảo “Đánh giá mô hình quản lý kinh doanh điện nông thôn” vừa được Bộ Công nghiệp tổ chức tại Hà NộiTheo báo cáo tại hội thảo, hiện có 6 mô hình quản lý điện nông thôn là: điện lực, hợp tác xã dịch vụ, DN nhà nước, công ty cổ phần và công ty TNHH, hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức khác; các mô hình này đều có ưu, nhược điểm riêng.Mô hình hợp tác xã vẫn là mô hình phổ biến, chiếm tỷ trọng cao (53,9%) có ban quản lý là người địa phương nên thuận lợi trong việc quản lý điện. Tuy nhiên, do đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện hạn chế nên chất lượng điện kém, tổn thất điện năng cao, bộ máy quản lý cồng kềnh, năng lực hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, hầu hết chưa áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý kinh doanh… Mô hình do điện lực quản lý (chiếm 38,91%) là mô hình duy nhất đang thực hiện chính sách hỗ trợ giá điện cho nông thôn.Ưu thế của mô hình này là có kinh nghiệm quản lý kinh doanh điện và đáp ứng tốt tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, mô hình này lại gặp khó khăn trong việc quản lý tổn thất thương mại và bố trí vốn đầu tư để phát triển đường dây và trạm theo yêu cầu quy hoạch. Các mô hình khác có bộ máy quản lý gọn nhưng trình độ hạn chế, hạch toán kinh doanh chưa đúng quy định, khó mở rộng địa bàn. Nhiều nơi thu nhập của cán bộ quản lý điện quá thấp (200.000-300.000 đồng/người/tháng) nên khó thu hút người có trình độ tham gia, nhất là vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, những quy định về giá điện và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện lực còn nhiều bất cập và thiếu thực tế khiến cho hoạt động của các mô hình gặp nhiều trở ngại.Để lựa chọn một mô hình chung hiệu quả, hợp lý nhất, các ý kiến của đại biểu đều cho rằng, mỗi nơi nên lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và phong tục từng địa phương, đồng thời phải đạt yêu cầu chung nhất theo quy định của pháp luật về điện. Song, để các mô hình hoạt động hiệu quả, cần có cơ chế đặc biệt đảm bảo cung cấp điện cho nông thôn, miền núi và hải đảo, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của các đơn vị kinh doanh điện. Tại hội thảo, các đại biểu cũng kiến nghị Bộ Công nghiệp rà soát, điều chỉnh bổ sung rõ quy định điều kiện cấp phép hoạt động điện lực đối với các tổ chức, cá nhân, tăng cường kiểm định thiết bị đo điện và đào tạo nhân lực. Đồng thời hướng dẫn cụ thể về xây dựng cơ cấu giá bán điện nông thôn theo giá bậc thang nhằm đảm bảo người nghèo thực sự được hưởng chính sách giá ưu đãi của Nhà nước. Chính phủ cũng cần làm rõ cơ chế hoạt động công ích trong lĩnh vực điện nông thôn cũng như có cơ chế rõ ràng minh bạch trong việc cho vay và thu hồi vốn vay. Tăng cường hỗ trợ tập huấn cán bộ, đồng thời quy định rõ ai quản lý đến đâu để các đơn vị ổn định hoạt động và tập trung đầu tư. Đặc biệt, Nhà nước cần sớm có quỹ công ích để hỗ trợ trực tiếp các tổ chức quản lý điện nông thôn, vùng sâu vùng xa, các hộ khó khăn.Theo đề nghị của Tổ công tác về điện, Bộ Công nghiệp, điện sinh hoạt nông thôn nên được quy định biểu giá phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vùng, miền và thống nhất áp dụng đối với mọi loại hình đơn vị quản lý, kinh doanh điện nông thôn, bình đẳng không phân biệt loại hình/thành phần kinh tế.Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu khẳng định: Mỗi nơi có thể lựa chọn mô hình phù hợp với địa bàn, hợp lý nhất là những mô hình đa sở hữu với quy mô liên xã, kết hợp với cơ chế công ích nhằm hỗ trợ các đối tượng nghèo và khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Điều đó sẽ làm giảm áp lực đối với các đơn vị kinh doanh điện, huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đa dạng, đồng thời góp phần xoá bỏ cơ chế bù chéo giá hiện nay, đảm bảo việc sử dụng điện được công bằng hơn. Ngoài ra, các mô hình cần thu hút sự tham gia của người dân và các tổ chức kinh tế, có sự đối xử bình đẳng trong chính sách giá điện sao cho thuận lợi cho bên bán điện mà người nghèo vẫn được hưởng lợi.