Tin tức

Cách sử dụng các thiết bị điện trong gia đình

Thứ ba, 9/5/2006 | 00:00 GMT+7
Cố gắng tránh không mở tủ lạnh trừ trường hợp thật cần thiết, bởi vì càng mở nhiều thì càng trả tiền điện nhiều thôi.
Khi mở, tủ lạnh sẽ cần nhiều điện năng hơn để hoạt động. Không đặt tủ lạnh ở gần bếp đun hay dưới ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh thì để ở mức từ 3 đến 6 độ C, còn đối với chế độ đông lạnh thì để ở mức từ (-15) độ C đến (-18)độ C. Chú ý kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều.

Nên đặt tủ lạnh nơi thoáng gió, vì trong môi trường nhiệt độ cao, bí gió sẽ làm chậm quá trình tản nhiệt, địen tiêu hao sẽ lớn.

Không đặt tủ lạnh gần các vật phát điện (bếp gas, bếp lò…) hay ánh nắng mặt trời chiếu vào, để tránh thất thoát năng suất lạnh, hao điện. Người ta đo được mức tiêu thụ điện của tủ lạnh ở trong phòng 16 độ C thấp hơn tủ lạnh để trong phòng 25 độ C đến 30%.

Phải để nguội thức ăn bên ngoài trước khi cho vào tủ lạnh, nó không làm hỏng thức ăn đã lạnh mà lại đỡ hao điện; không xếp thực phẩm vào các ngăn tủ lạnh quá dày hay qua đầy, mà giữa các đồ vật phải có kẽ hở tạo thuận lợi cho việc đối lưu của không khí trong tủ lạnh; các khay, hộp đựng thức ăn bằng nhựa có ưu điểm nhẹ, rẻ, hợp vệ sinh; nhưng những vật dụng này hấp thụ nhiệt chậm nên tốn điện. Để đồ ăn vào khay, hộp nhôm hay inox sẽ hấp thụ nhiệt độ tốt, làm lạnh nhanh, tiết kiệm điện hơn; thực phẩm cần cho vào túi nilong kín rồi hãy cho vào tủ để hơi ẩm khỏi thoát ra tủ, làm tiêu hao điện năng.

Khi chuẩn bị nấu nướng, nên lấy một lần tất cả những thứ cần cho nấu nướng, không lấy lắt nhắt để giảm hao điện. Nếu tủ lạnh không có hệ thống xả tự động, hãy xả đá thường xuyên. nên thực hiện ít nhất mỗi tuần một lần. Vì kho có một lớp nước đá hình thành, tủ lạnh sẽ tốn nhiều điện hơn để vận hành. Mỗi năm nên lau bụi bặm phí sau tủ lạnh vài lần tạo thông thóang cho quá trình tản nhiệt.

Máy điều hòa nhiệt độ, khi sử dụng các loại máy lạnh, cần lưu ý đến những yếu tố tuy đơn giản nhưng rất cần thiết để giữ an toàn cho máy và bảo đảm được độ bền cũng như tiết kiệm lượng điện hao tổn. Tuân thủ những nguyên tắc dưới đây trong quá trình sử dụng, sẽ tiết kiệm được nguồn điện năng đáng kể và kéo dài được tuổi thọ của máy điều hòa không khí: Khi sử dụng điều hòa ở chế độ làm mát, đừng để nhiệt độ đặt trong phòng quá thấp. Về mùa hè, mức chênh giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ bên ngoài chỉ nên từ 3 đến 5 độ C. Nếu mức chênh này quá lớn thì máy phải có khối lượng lạnh lớn. Máy nén sẽ làm việc trong thời gian dài hơn nên tốn điện hơn. Ngoài ra, độ chênh lớn quá cũng không có lợi cho sức khoẻ con người. Nên nhiệt độ lạnh cỡ 26-28 độ C là thích hợp.

Khi điều hòa tạo nóng thì nhiệt độ trong phòng cũng không nên quá cao, vì để tạo nóng cũng tốn nhiều điện. Nên để nhiệt độ làm nóng không quá 20 độ C.

Khi mở điều hòa, cần đóng kín các cửa, đừng để các khe hở gây thoát nhiệt khiến máy phải làm việc lâu hơn để bù vào lượng nhiệt thoát ra. Nên giảm sự phát nhiệt của tường, cửa sổ, trần nhà vì sự phát nhiệt này cũng buộc máy phải sinh ra một công suất lạnh để hạ nhiệt. Có nhiều phương pháp làm giảm sự phát nhiệt này như treo rèm ở cửa sổ, làm trần nhà cách nhiệt và tường sơn màu sáng. Đừng để mặt trời chiếu thẳng vào phòng, không bật nhiều đèn sợi đốt hay các nguồn phát nhiệt. Khi cần mở cửa trao đổi gió trong một thời gian nhất định vì khi mở ra sẽ có một lượng khí lạnh hay nóng thoát ra ngoài nên máy phải chạy thêm giờ để bù vào lượng khí thất thoát đó. Sử dụng hợp lý bộ phận đặt giờ. Khống chế tốt thời gian chạy cũng như thời gian dừng của máy nhằm mục đích tiết kiệm điện. Ban đêm không chế thời gian đặt thích hợp để máy dừng hay thời gian bắt đầu chạy trước khí ngủ dậy; chọn tốc độ gió hợp lý. Nên để tốc độ cao nếu thấy không ảnh hưởng lẳm để giảm nhiệt độ nhanh và như vậy sẽ tiết kiệm điện.

Nên thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí. Một tấm lưới bẩn gây tốn thêm điện từ 10- 20%. Cửa gió ra và vào phải không có chướng ngại vật che khuất vì các bộ trao đổi nhiệt của cả hai khối đều dựa vào sự cưỡng bức tuần hoàn gió để làm lạnh. Nếu đường gió thoát ra không tốt thì hiệu quả trao đổi nhiệt sẽ kém, tốn điện hơn. Biết cách sử dụng, máy điều hòa sẽ không “ngốn” nhiều điện như bạn tưởng.

Quạt tiêu thụ điện trung bình 50-100W/h. Chỉnh số càng cao (để quạt chạy càng nhanh) càng tiêu thụ điện nhiều. Quạt sản xuất có chất lượng khá, tuy nhiên một số loại qụat bán trên thị trường được sản xuất chụp giựt, số vòng dây không được quấn đủ, chất lượng lõi sắt từ kém…cũng là nguyên nhân làm quạt tiêu hao điện hơn bình thường. Nên dùng quạt nhãn hiệu có uy tín, có đăng ký chất lượng.

Quạt chỉ cần dùng ở tốc độ thấp hoặc trung bình là mát đều cả phòng. Nếu để ở tốc dộ cao, quạt chạy vù vù, đôi khi cũng không thấy mát là do cánh quạt lắp không đúng hoặc sát trần quá, nên lượng gió cuốn không đủ. Trường hợp này nên thay cánh quạt hoặc bố trí cánh quạt cách trần ít nhất 0,5m; không nên để quạt chạy ở tốc độ quá cao sẽ rất tốn điện. Nhớ rút phích cắm quạt sau mỗi lần sử dụng. Đặt quạt ở chế độ vừa phải, vì, cánh quạt càng quay nhanh càng phải chi nhiều tiền điện.

Hãy tắt máy tính nếu như không dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (screensaver) để vừa đỡ tốn điện vừa bảo vệ được máy. Chọn chế độ tiết kiệm điện sẽ tiết kiệm được khảong 55% điện năng trong thời gian máy chết (downtime).

Không nên là quần áo khi còn đang ướt; trong phòng bật máy điều hòa. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn.

Chỉ sử dụng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt (ví dụ công suất của máy giặt được 5kg thì tốt nhất là chờ cho tới khi lượng quần áo) đủ 5kg thì mới sử dụng máy giặt; chỉ sử dụng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.

Không dùng lò vi sóng trong phòng có bật điều hòa nhiệt độ và không nên đặt gần các đồ điện khác. Nếu đặt gần, quá trình hoạt động của lò vi sóng sẽ ảnh hướng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

Khi sử dụng máy bơm phải nhớ vặn chặt các van nước, bởi vì rò rỉ nước sẽ làm máy bơm hoạt động gây tốn điện không cần thiết. Các van ở đường ống nước nên thường xuyên bảo trì.

Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá sẽ tốn điện; không nên tắt vô tuyến bằng điều khiển từ xa, mà nen tắt bằng cách ấn nút ở máy; không xem vô tuyến khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ vô tuyến phù hợp với nhà mình, không nhất thiết dùng cô tuyến to bởi càng to thì càng tốn điện.

Một tivi màu 21 inch tiêu thụ điện khoảng 100-150W/h; mức tiêu hao điện nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào cách sử dụng. Chỉnh độ sáng (brightness)và độ tương phản (contrast) càng cao, màu càng đậm thì càng tiêu hao điện nhiều và tuổi thọ đèn hình giảm mau hơn. Vì vậy, nên chỉnh độ sáng và độ tương phản tuỳ thuộc vào độ sáng trong nhà hoặc tuỳ theo phim phát trên truyền hình. Nếu xem trong môi trường ánh sáng yếu hoặc tắt đèn, nên chỉnh độ tương phản giảm xuống; nếu xem ban ngày, nên giảm bớt độ sáng. Điều chỉnh độ tương phản và đọ sáng cho phu fhợp, nếu cần chỉnh thêm màu (color) để nhận được hình ảnh chi tiết và nét hơn. Cách điều chỉnh để có hình ảnh tối ưu và tiết kiệm điện ở màn hình máy tính cũng tương tự như ở tivi. Ngoài ra, chính volume ở tivi càng lớn càng tiêu hao điện; các dàn âm thanh (ampli, loa…) cũng tương tự.

Trước mỗi lần sử dụng máy hút bụi, phải kiểm tra xem túi lọc đã được giũ sạch chưa. Khi túi đầy bụi sẽ lấp mất đường gió, giảm lực hút, khiến điện năng tiêu thụ nhiều hơn. Trong khi sử dụng, luôn phải kiểm tra đường gió, miệng hút, ống mềm và lỗ đưa gió, không được để vật cản lấp những bộ phận này. tuyệt đối tránh hút nhữn gvật có thể tích quá to so với máy; nên thường xuyên kiểm tra trục và ổ trục của động cơ, xem độ bôi trơn và mức độ bị mài mòn của bàn chải điện. Nếu bôi trơn kém bàn chải bị mài mòn nhiều thì sức hút của máy sẽ giảm; không nên dùng máy hút bụi ở nhứng chỗ ẩm ướt, vì hơi nước và độ ẩm sẽ làm giảm độ cách điện của động cơ, làm rò điện, nguy hiểm cho người sử dụng.

Trên thị trường có nhiều loại bình nóng lạnh, công suất và dung tích phù hợp với yêu cầu người mua. Chẳng hạn, nếu gia đình ít người thì nên chọn bình dung tích nhỏ (10-15 và 30 lít), công suất từ 1.500W đén 2.500 W hoặc công suất lớn hơn 3.000W-4.000W, còn loại bình 50-150 lít, phù hợp cho gia đình nào có bồn tắm, đông người. Loại bình dùng trực tiếp chỉ đun lượng nước vừa phải, giúp tiết kiệm điện. Loại này kích thước nhỏ gọn vì vậy có thể lắp ngay tại nơi sử dụng, không phải tốn chi phí cho đường ống và vòi trộn. Tuy nhiên, công suất của bình trực tiếp rất lớn, đòi hỏi nguồn điện sử dụng phải ổn định, đường điện phải an toàn.

Bình có ưu điểm công suất nhỏ, có thể sử dụng ở những nơi điện áp không ổn định. Loại náy cần có không gian thích hợp để lắp đặt và bảo trì, phải đun nước trước 30-60 phút để có lượng nước đủ theo yêu cầu. Nhiệt độ nước nóng khá cao, khoảng 80 độ C nên phải sử dụng vòi trộn, ống dẵn nước. Bù lại, tuổi thọ của bình chứa rất cao và chi phí sửa chữa thấp./
www.home.evn.com.vn